Vào thời điểm nhất định thì những chú gà chọi của chúng ta sẽ thay lông diễn ra nhiều lần trong cuộc đời mỗi con. Điều cần chú ý ở đây là khi thay lông thì sẽ tăng cân, yếu đi và bở gà. Do đó nếu không chăm sóc cẩn thận vào thời điểm đó sẽ khiến cho gạ chọi không phục hồi được thể trạng tốt nhất và có thể làm “hỏng” chú gà chọi đó. Thế nên thichdaga88.com xin chia sẻ cho các kê sư Mẹo chăm sóc gà chọi thay lông vô cùng hiệu quả và dễ áp dụng.
Mẹo chăm sóc gà chọi thay lông không thể bỏ qua
Nắm bắt thời điểm gà chọi thay lông:
Để nhận biết được chính xác thời điểm chú gà chọi đang trong thời kì thay lông thì khá là khó vì có thể nhầm lẫn giữa việc thay lông và gà đang mắc bệnh. Chúng ta cần nắm rõ về sức khỏe, tình trạng chăm sóc, quá trình điều chỉnh thức ăn, nước uống, ánh sáng của mỗi chú gà chọi.
Nếu như nắm được những yếu tố trên thì quy trình thay lông của một con gà chọi sẽ diễn ra từ phần đầu sau lan xuống cổ, lưng, ức, cánh và cuối cùng là đuôi.
Và nếu như không có gì thay đổi thì thường giống gà chọi sẽ thay lông vào khoảng tháng 6, 7 âm lịch hàng năm trong thời điểm cuối hạ và đầu thu.
3 Giai đoạn chăm sóc gà chọi thay lông:
Giai đoạn 1: Lúc gà chọi chuẩn bị thay lông
Khi vào thời điểm trên mà thichdaga88.com đề cặp gà có dấu hiệu rụng lông thì bạn nên cho gà nghỉ ngơi không nên tập luyện quá nhiều. Thêm vào đó vào mỗi buổi trưa sẽ tiến hành tắm cho gà, sau đó dùng khăn mềm lau cho gà ráo nước.
Tiếp đến sẽ thay đổi thành phần ăn cho gà như tăng cường rau xanh, giá đỗ, giảm 1/3 lượng thóc lúa hằng ngày. Cách 3 ngày bổ sung mồi và lạc cho đến khi gà ra lông mới. Ngoài ra bạn nên rút 3 cái lông đầu cánh ở 2 bên và 2 lông đuôi chúa nhầm kích thích tiến trình rụng lông của gà chọi diễn ra nhanh hơn.
Giai đoạn 2: Gà chọi bắt đầu thay lông mới
Giai đoạn này cực kì quan trọng vì nó quyết định bộ lông mới của con gà chọi đẹp hay xấu. Vì thế ta nên cẩn thận ở khâu chăm sóc.
Giảm 2/3 lượng thức ăn so với gà chọi bình thường, bổ sung thêm rau, lạc vào mỗi cử ăn của gà. Cách khoảng 2 ngày sẽ cho gà uống một viên dầu cá để bổ sung chất đạm, và một tuần sẽ cho gà ăn trứng cút và một miếng thịt nạc nhỏ.
Trong giai đoạn này sẽ hạn chế tắm tắm cho gà khoảng 2 – 3 ngày tắm một lần. Nếu như làm đúng những buớc trên trong giai đoạn 2 sẽ giúp con gà chọi của bạn không những mọc lông mới nhanh mà còn sở hữu một bộ lông óng mượt.
Giai đoạn 3: Chăm sóc khi gà chọi khô lông
Bước vào giai đoạn khô lông gà sẽ tăng cân rất nhanh. Để tránh tình trạng gà lên cân nhanh mất sự nhanh nhẹn cần thực hiện những bước sau:
Không cho gà ăn thịt lợn nạc còn những thành phần khác giữ nguyên.
Tắm cho gà 1 tuần 1 lần vào thời điểm trời có nắng và dùng khăn mềm lau khô cho gà. Nên đặc biệt chú ý về sức khỏe gà giai đoạn này vì gà rất dễ bị nhiễm lạnh, mất gân và bị một số bệnh về đường hô hấp.
Đợi sau khi gà hoàn thành việc thay lông thì ta nên tỉa bớt lông ở vị trí phần đầu cổ để giải nhiệt cho gà và tăng cường chạy bộ để tăng thể lực cho gà khi nắng ráo.
Một số lưu ý quan trọng khi chăm sóc gà chọi thay lông:
- Không nên nhổ hết lông cánh của gà chọi. Nếu không, lông gà không được thẳng và sẽ thay lại.
- Khi thay lông, tuyệt đối không cho gà đúc mái quá nhiều. Nếu không sẽ làm hỏng gân gà, dễ bị xuống gối.
- Khi gà đang ở giai đoạn 1 và giai đoạn 2 tuyệt đối không cho gà chạy lồng.
- Khi nuôi gà thay lông thì bạn nên tăng cường vitamin cho gà bằng cách cho ăn hoa quả.
- Muốn giảm cân cho gà thì tốt nhất là giảm khẩu phần ăn. Ngoài ra, bạn có thể nhét một mẩu nghệ nướng hoặc một ít ngải cứu thì trong 3-4 ngày gà sẽ giảm được lượng mỡ đáng kể.
Vậy là thichdaga88.com đã chia sẻ cho bạn về Mẹo chăm sóc gà chọi thay lông để các bạn có thể áp dụng nếu như chiến kê của bạn đang tròng quá trình thay lông. Hãy luôn theo dõi Huấn luyện gà đá để cập nhật và tìm hiểu về cách nuôi gà đá hiệu quả nhé.